Skip to content

PR là gì?

Admin 17.01.202136 lượt xem
Nếu là người thường xuyên sử dụng mạng xã hội hoặc diễn đàn chắc hẳn bạn bắt gặp từ PR được nhắc đến rất nhiều lần. Hầu như những người làm trong ngành truyền thông, báo chí, hoặc ở các doanh nghiệp, người đã đi làm thậm chí là sinh viên đều biết ý nghĩa của từ PR.

Tuy nhiên đối với những người không thường xuyên tiếp xúc với mạng xã hội thì thuật ngữ PR hẳn còn rất xa lạ. Vì vậy, hôm nay bangtra xin chia sẻ những thông tin liên quan đến thuật ngữ PR để tất cả mọi người có thể hiểu ý nghĩa và những trường hợp sử dụng của thuật ngữ này.

PR là gì?

PR là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “ Public Relations” được dịch ra tiếng việt có nghĩa là “ Quan hệ công chúng”.

Vì vậy, PR là hoạt động của một người hoặc một nhóm người thuộc doanh nghiệp hoặc cơ quan tổ chức nào đó nhằm chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng nhằm tạo dựng hình ảnh và giữ gìn hình ảnh tốt của cơ quan - tổ chức- doanh nghiệp với khách hàng.

Có thể hiểu đơn giản hơn, PR chính là hoạt động giúp tạo dựng hình ảnh, gây ấn tượng tốt và thiện cảm cho công chúng về một doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn, cơ quan nào đó. PR chính là một kênh truyền thông nhằm tạo sự kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp hoặc giwuax công chúng với các tổ chức xã hội.

Nghề PR là gì?

Nghề quan hệ công chúng bản chất là công việc nhằm cải thiện cái nhìn của công chúng về một cá nhân hay tổ chức nào đó, phát thông tin tới truyền thông và làm họ chú ý. Nhân viên PR yêu cầu phải có kỹ năng thuyết phục người khác, hiệu quả của công việc này mặc dù không thể đo lường được, tuy nhiên việc tạo dựng một hình ảnh riêng đồng thời tạo được cái nhìn thiện cảm từ phía công chúng là kết quả cuối cùng mà nghề PR hướng đến.

Công chúng bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân sinh sống trong xã hội, nhóm người quan tâm đến sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp và có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Công chúng đối với một doanh nghiệp gồm các đối tượng như sau:

  • Cơ quan truyền thông
  • Người sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp đó ( khách hàng)
  • Cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc quản lý ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh và các cơ quan khác có liên quan
  • Các doanh nghiệp, công đoàn, tổ chức khác
  • Ban tổ chức lãnh đạo và những nhóm người làm trong doanh nghiệp đó…

Hiện nay có các loại hình phổ biến của PR như:

  • Tổ chức hoạt động tài trợ: Là hình thức giúp đỡ ai đó bằng hiện vật hoặc hiện kim thông qua báo chí, truyền thông. Các chương trình tài trợ được hướng đến như:
  • Tài trợ từ thiện: Tài trợ cho các chương trình vì người nghèo, người bị thiệt hại do thiên tai, người bất hạnh.
  • Tài trợ thương mại: Các chương trình giải trí trên tivi hoặc Game show. Thông qua đó quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp đến đông đảo công chúng
  • Tổ chức các sự kiện: các sự kiện có liên quan đến việc tuyên truyền và quảng bá sản phẩm ở nơi đông người nhằm thu hút sự chú ý của công chúng, thông qua đó xây dựng được hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp và tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng.
  • Bài PR: bài viết nhằm cung cấp kiến thức về một lĩnh vực hoặc vấn đề nào đó nhằm dẫn dắt khéo léo và tự nhiên đưa người dùng đến với sản phẩm của doanh nghiệp. bài PR thường được viết theo mô típ: Đặt vấn đề, giải pháp cho vấn đề và cuối cùng là giới thiệu sản phẩm.
  • Thông cáo báo chí: Là các sự kiện của doanh nghiệp được thông báo cho giới truyền thông để họ đưa tin như: khánh thành, kỷ niệm, khai trương…
  • Quan hệ cộng đồng: Tham gia các đoàn hội, nhóm ngành nghề, nghiệp đoàn nhằm mục đích quảng bá, trao đổi thông tin, tìm cơ hội hợp tác, khẳng định tên tuổi và cùng bảo vệ nhau khi khủng hoảng.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều hình thức PR khác như: Phát hành tài liệu, hoạt động xã hội, xử lý khủng hoảng truyền thông hoặc các hoạt động phi thương mại…

PR nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp - cá nhân - tổ chức.

PR thường trải qua các giai đoạn như:

  • Đánh giá thái độ công chúng đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
  • Xác định chính sách và thủ tục của doanh nghiệp đối với sự quan tâm của công chúng.
  • Thực hiện những chương trình nhằm truyền bá cho công chúng hiểu và chấp nhận sản phẩm  hoặc dịch vụ của công ty cung cấp.

Để trở thành một chuyên viên PR giỏi cần phải có kiến thức vững vàng, nền tảng, tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng thuyết trình, thuyết phục và làm việc nhóm tốt.

Ưu và nhược điểm của PR

Ưu điểm của PR là chi phí thấp, hướng đến đối tượng và mục tiêu rõ ràng và dễ dàng nhận được sự tin tưởng, đón nhận của công chúng, mang lại hiệu quả cao và lâu dài.

Nhược điểm của PR là số lượng người tham gia hạn chế, trong thời gian ngắn số lượng người biết đến sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp không nhiều như quảng cáo.

Những hoạt động tài trợ thường thông qua các cơ quan tổ chức trung gian nên thường khó kiểm soát được nội dung thông điệp và thông điệp thường được truyền tải đến công chúng thông qua góc nhìn của bên thứ ba.

Bài viết này chia sẻ toàn bộ những kiến thức liên quan đến thuật ngữ PR. Hi vọng sau bài viết giúp bạn đọc hiểu được định nghĩa PR và có những kiến thức cơ bản và khóa quát về nghề PR.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5