Skip to content

Tìm hiểu cơ bản về phần cứng của máy tính

Admin 30.08.2020527 lượt xem
Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty máy tính sản xuất phần cứng như: hãng Lenovo, Asus, Dell.. Mỗi hãng đều có những đặc điểm cấu tạo về phần cứng khác nhau, dưới đây là các bộ phận quan trọng máy tính của bạn hoạt động một cách tốt nhất.

Phần cứng máy tính gồm các bộ phần bên trong và bên ngoài của máy tính trong đó:

  • Phần bên ngoài có nhiệm vụ thu thập dữ liệu bao gồm: tai nghe, máy chiếu, chuột, máy in, CPU...
  • Phần bên trong là những bộ phận đưa dữ liệu ra bên ngoài gồm bo mạch chủ (mainboard),RAM, card màn hình, drive, ổ đĩa mềm...

 

Các loại phần cứng của máy tính

CPU

CPU

CPU là bộ xử lý trung tâm có chức năng xử lý dữ liệu của máy tính bàn hay laptop, điều khiển thiết bị đầu ra như máy in, màn hình máy tính và thiết bị đầu vào như bàn phím, chuột.

Khi tìm hiểu về máy tính thì CPU là bộ phận phần cứng cần phải biết đến đầu tiên bởi vì tầm quan trọng của thiết bị là giúp máy tính hoạt động hiệu quả với hiệu suất cao. CPU là một tấm mạch nhỏ gồm một tấm wafer silicon được bao gọn trong một con chip điện tử được gắn liền vào bảng mạch điều khiển.

Đơn vị đo tốc độ của CPU là GHz (gigahertz) hay Hz (hertz) đơn vị này càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh với hiệu năng cao. Trong đó, 1Hz được tính là 1 dao động/1s, còn 1GHz tương ứng với 1 tỷ dao động/1s.

RAM

RAM

RAM là một loại bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, hình thành không gian nhớ tạm thời cho máy tính hoạt động. RAM chỉ là vị trí tạm thời ghi nhớ những tác vụ để giúp CPU xử lý nhanh hơn. Khi máy tính tắt đi thì bộ nhớ RAM cũng sẽ xóa hết các dữ liệu đã lưu trước đó.

Bộ nhớ RAM được làm từ những tấm wafer silicon, bọc trong chip gốm và gắn cố định trên bảng mạch. Trong một chiếc máy tính, RAM có dung lượng càng lớn thì máy tính càng có khả năng mở nhiều ứng dụng cùng lúc mà không bị chậm có thể hiểu đơn giản là RAM càng cao thì khả năng xử lý đa nhiệm càng tốt hơn. Dung lượng của bộ nhớ RAM được đo bằng đơn vị là Gigabyte (GB). 1GB được tính bằng 1 tỷ byte. trên thị trường hiện nay có rất nhiều máy tính cao cấp nên dung lượng có thể lên đến 16 GB, 32 GB,.. Còn đối với các máy thông thường thì chỉ cần 2 - 4 Gb.

Ổ cứng (HDD)

Ổ cứng HHD

Ổ cứng (HDD) là một thiết bị quan trọng giúp lưu trữ phần mềm, hệ điều hành, và các dữ liệu. Để hoạt động, các ứng dụng và hệ điều hành sẽ được chuyển từ ổ cứng sang bộ nhớ RAM khi máy tính được kích hoạt. Khi bạn tắt máy các phần mềm, hệ điều hành và các ứng dụng sẽ không bị mất đi.

Dung lượng lưu trữ của ổ cứng cũng được tính bằng đơn vị GB giống như RAM, một ổ cứng thông thường trên các thiết bị máy tính có thể chứa đến 1000 GB.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay các nhà sản xuất còn giới thiệu thêm một loại ổ cứng rắn là SSD, nó giúp cho tốc độ đọc, ghi nhanh hơn và độ tin cậy cao hơn. Tuy nhiên khi ổ cứng SSD này có những ưu điểm vượt trội như thế sẽ kèm theo giá rất đắt đỏ.

Màn hình

Màn hình

Màn hình hiển thị là màn hình có thể là một màn hình riêng biệt kết nối bằng dây hoặc có thể là màn hình gắn liền với máy tính. Với công nghệ tiên tiến hiện nay màn hình được trang bị thêm tính năng cảm rất tiện lợi và hiện đại. Chất lượng của màn hình máy tính được tính theo độ phân giải, độ phân giải của màn hình càng cao thì chất lượng hình ảnh càng sắc nét hơn, chân thực hơn,..

Ổ đĩa (CD, DVD)

Ổ đĩa CD, DVD

Các loại máy tính bàn hay laptop hiện nay đều được trang bị ổ đĩa quang để đọc và ghi đĩa CD, DVD, hay Bru-ray. Nhưng hiện nay ổ đĩa quang đã ít người sử dụng đến bởi sự phát triển của công nghệ hiện nay thì các dữ liệu, tài liệu, phim ảnh đều có thể lưu trữ trên internet.

Card mạng (Network card)

Card mạng

Card mạng là thiết bị giúp máy tính có thể kết nối internet, phần lớn các máy tính laptop hiện này đều được trang bị 1 card mạng LAN không dây và có dây trên bo mạch chủ để kết nối với bộ định tuyến internet. Nếu bạn sử card không dây, máy tính của bạn sẽ kết nội với bộ định tuyến thông qua wifi. Nếu bạn sử dụng card có dây, bạn chỉ cần kết nối dây card mạng từ máy tính đến bộ định tuyến.

Thiết bị đầu vào

Thiết bị đầu vào

Thiết bị đầu vào máy tính là thiết bị nhập dữ liệu để đưa vào hệ thống máy tính xử lý ví dụ như: bàn phím, chuột, máy quét,..

Bàn phím:

Bàn phím là thiết bị có chức năng cơ bản để nhập dữ liệu vào, là sợi dây kết nối giữa người sử dụng và máy tính. Trên mặt bàn phím đều được in các số, các chữ cái, phím tắt, phím trợ giúp,..Để sử dụng chỉ cần ấn 1 ký tự mà bạn cần thực hiện hoặc tổ hợp các ký tự để xử lý chuỗi các thao tác

Chuột:

Đây là thiết bị dùng để điều khiển và giao tiếp giữa người dùng và máy tính. Khi bạn sử dụng chuột bạn có thể nhìn trên màn hình tính để biết bạn đang di chuyển đến vị trí nào.

Trên đây là thông tin cơ bản về phần cứng của máy tính hy vọng sẽ giúp hiểu rõ hơn về máy tính trước khi sử dụng và có thể giúp bạn lựa chọn 1 máy tính phù với mình nhất.

 

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5