Skip to content

CEO là gì?

Admin 13.01.202120 lượt xem
Bạn đã từng nghe rất nhiều về thuật ngữ “CEO”, nhưng liệu bạn đã thực sự biết về chức vụ này chưa? CEO là người có trách nhiệm và vai trò như thế nào trong công ty? Làm thế nào để trở thành một CEO tài giỏi và dẫn dắt toàn bộ doanh nghiệp?. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết tất cả các thắc mắc của bạn về CEO.

CEO là viết tắt của từ gì?

CEO là thuật ngữ viết tắt của từ "Chief Executive Officer" trong tiếng Anh có thể hiểu là Giám Đốc Điều Hành, nhưng hiện nay ở Việt Nam,Giám Đốc Điều Hành, Giám Đốc Công Ty,  Tổng Giám Đốc là những từ được dùng để diễn đạt cho thuật ngữ này. Họ chính là người lãnh đạo, quản lý và có quyền điều hành cao nhất của một công ty và là đại diện cho pháp luật của công ty hoặc tập đoàn kinh doanh.

CEO sẽ có trách nhiệm chung là lên kế hoạch, thực hiện và định hướng xây dựng chiến lược cho một doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu trong kinh doanh, tài chính để doanh nghiệp phát triển vững mạnh hơn.

Các yếu tố để trở thành CEO

Bạn không thể nhìn và đánh giá CEO là người có học vấn quá cao hay thấp bởi để trở thành CEO cần có những yếu tố chính sau đây có thể lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp vững mạnh:

  • Có kỹ năng và kiến thức về lĩnh vực thị trường và khách hàng, biết cách đánh giá và nhạy cảm về mức độ cạnh tranh để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn.
  • Cần biết xây dựng kế hoạch hành động, nhạy bén trong kinh doanh.
  • Cần có kiến thức am hiểu về quản trị doanh nghiệp bao gồm quản lý công việc và quản trị con người.
  • Am hiểu các vấn đề liên quan đến luật, thuế, nhân sự, tài chính, kế toán, hành vi tổ chức.
  • Có tố chất lãnh đạo, giao tiếp hiệu quả ở các cấp và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chuyên môn.

Vai trò của CEO là gì?

Đọc định nghĩa bên trên chắc hẳn bạn đã có thể phần nào hình dung ra trách nhiệm quan trọng của chức vụ CEO. Dưới đây là một vài vai trò chính mà CEO phải đảm nhận:

  • Thực hiện chỉ đạo triển khai và công tác xây dựng các kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị phê duyệt.
  • Chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch và định hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp.
  • Có trách nhiệm về sự tăng trưởng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đảm bảo đạt được các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn đã đề ra.
  • Chịu trách nhiệm phát triển, xây dựng và quảng bá thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp.
  • Đưa ra chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh cho doanh nghiệp.
  • Góp ý kiến và đề xuất nhằm góp phần cải thiện hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn, vững mạnh hơn.
  • Đại diện thay mặt cho doanh nghiệp để đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại.
  • Nuôi dưỡng và xây dựng văn hóa doanh nghiệp phát triển hơn.
  • Thực hiện phê duyệt các vấn đề, chính sách tài chính, theo dõi, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí. Phê duyệt thu và chi, chuẩn bị các bản dự toán định kỳ.
  • Thực hiện các dự án phát triển và đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện phân phối và tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường nhằm tạo lợi nhuận doanh thu cao cho doanh nghiệp.
  • Thực hiện các thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
  • Phê duyệt các chính sách bao gồm: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy chế tiền lương, tiền trợ cấp. Duyệt các báo cáo về đánh giá nhân viên, quyết định khen thưởng đối với nhân viên.
  • Tổ chức cơ cấu và xây dựng bộ máy quản lý cũng như bộ máy vận hành hệ thống nhân sự đảm bảo tính hiệu quả cho nhiệm vụ đề ra và mục tiêu của từng ban ngành cụ thể. Đánh giá hoạt động hiệu quả của các phòng ban.

CEO cần chuẩn bị gì để điều hành doanh nghiệp?

Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các tổ chức trong và ngoài nước và sự biến động của nền kinh tế thế giới, hội nhập toàn cầu và việc xây dựng một doanh nghiệp mới đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo. Những lúc này, CEO cần phát huy vai trò lãnh đạo, là thuyền trưởng dẫn đầu và cần có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt:

  • Kiến thức về đa lĩnh vực ngành nghề của doanh nghiệp: Sự am hiểu sẽ tạo ra tầm nhìn tổng quát và đưa chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Sự am hiểu về đa lĩnh vực hoặc khả năng kết nối, tổng hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực sẽ giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu thực tế để đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội.
  • Nền tảng khoa học quản trị: Kiến thức về kế toán, tài chính, thương hiệu, marketing, chiến lược, quản trị sự thay đổi, quản lý nhân sự, quản trị rủi ro, quản trị vận hành, quản trị chất lượng,…được coi như là nền móng cơ bản để trở thành một CEO xuất sắc nhằm tạo được sự thống nhất cơ bản về tư duy và ngôn ngữ giữa các phòng ban chuyên môn. Từ đó nâng cao khả năng dẫn dắt và khai thác thông tin, quản trị các phòng ban tốt hơn.
  • Tham khảo kinh nghiệm từ cộng đồng doanh nghiệp: Phải am hiểu đa lĩnh vực, nắm bắt được kiến thức quản trị, CEO còn phải liên tục chia sẻ kinh nghiệm và thu thập thông tin từ các cộng đồng doanh nghiệp khác. Điều này sẽ giúp các CEO có nhiều góc nhìn khác về các vấn đề quản trị.

CEO cần xem lại công việc và vị trí, cả năng lực bản thân tùy vào từng vấn đề và hoàn cảnh để hiểu rõ điểm yếu – điểm mạnh của chính mình. Vì từng thời điểm kinh tế sẽ luôn mang lại những cơ hội và thử thách khác nhau buộc CEO phải biến hóa với từng chuyển động dù là nhỏ nhất. Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về chức vụ CEO, trách nhiệm và quyền hạn của họ trong doanh nghiệp. Cảm ơn đã theo dõi bài viết !

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5