Skip to content

Cách đơn giản xử lý món ăn bị nêm hỏng với nguyên liệu sẵn có

Vũ Thị Như Hảo 15.12.20230 lượt xem

Trong nấu ăn, đôi khi chỉ một chút sơ suất nhỏ cũng có thể khiến cho món ăn không đạt được kết quả như mong đợi. Meonhe sẽ bật mí cách xử lý đơn giản các món ăn bị nêm hỏng với các nguyên liệu sẵn có tại nhà. 

Xử lý món ăn bị nêm quá mặn

Sử dụng đường hoặc giấm táo

Trong trường hợp bạn đã nêm nếm quá mặn, hãy thử thêm một muỗng đường hoặc một lượng nhỏ giấm táo để điều chỉnh hương vị. Đây là một biện pháp khá hiệu quả, đặc biệt là đối với các món nước như canh, súp hầm,... giúp giảm độ mặn mà không làm ảnh hưởng đến các thành phần khác của món ăn và làm món ăn ngon vừa miệng hơn. 

Sử dụng đường
Sử dụng đường

Sử dụng khoai tây sống

Khoai tây sống là một những nguyên liệu phổ biến giúp giảm độ mặn của món ăn một cách hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt vài lát khoai tây sống và đặt chúng vào giữa món ăn đã nấu chín, khoảng 15 phút khoai tây sẽ hút bớt vị mặn. Sau thời gian đó, bạn có thể dễ dàng lấy ra khoai tây và tận hưởng món ăn với vị ngon vừa phải. Phương pháp này thường áp dụng cho các món canh, xào, kho. 

Khoai tây sống
Khoai tây sống

Sử dụng nước cốt chanh

Để giảm độ mặn của một món canh, lẩu thì bạn có thể thêm 1 - 2 muỗng cà phê nước cốt chanh vào giúp điều chỉnh độ mặn mà không làm ảnh hưởng đến hương vị tổng thể của món ăn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên sử dụng nước cốt chanh trong những món ăn có chứa sữa vì có thể dẫn đến tình trạng kết tủa.

Nước cốt chanh
Nước cốt chanh

Sử dụng mật ong

Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe, mật ong còn có thể được sử dụng cho các mẹo vặt nhà bếp, làm giảm độ mặn của món ăn.

Dùng mật ong
Dùng mật ong

Bạn thêm 1 muỗng cà phê mật ong vào các món canh, súp, hay các món kho khác và sau đó khuấy đều không chỉ giúp giảm bớt độ mặn một cách tự nhiên, mà còn tăng thêm hương vị hấp dẫn cho món ăn.

Thêm nước

Đối với những món như kho, canh, súp hay lẩu nếu bạn lỡ tay nêm gia vị bị mặn quá thì bạn có thể đổ thêm một lượng nước lọc phù hợp vào vừa đủ để giảm bớt độ mặn. 

Cho thêm nước
Cho thêm nước

Sau đó nêm nếm lại món ăn một lần nữa, sử dụng các gia vị thông dụng như bột ngọt, bột nêm, tiêu, ớt, để điều chỉnh vị theo khẩu vị của bạn.

Xử lý món ăn quá béo

Dùng rau xà lách, cải xoăn

Để giảm lượng dầu mỡ trong nồi canh hoặc món hầm, bạn có thể áp dụng biện pháp sau: Hãy thêm một ít rau xà lách vào nồi, sau đó nhẹ nhàng khuấy đều. Rau xà lách sẽ hút bớt một phần lượng dầu mỡ có thể tồn đọng trong món ăn, giúp làm cho món ăn đỡ bị ngấy hơn. 

Rau xà lách
Rau xà lách

Dùng bột nổi

Để giảm lượng dầu mỡ trong món ăn, bạn có thể sử dụng bột nổi bằng cách thêm một lượng nhỏ bột nổi vào món ăn như súp, kho hoặc nước lẩu. Sau đó khuấy đều và đun nóng. Bột nổi có khả năng hấp thụ một phần dầu mỡ trong món ăn, giúp làm cho nó ít béo hơn mà không làm mất đi hương vị.

Sử dụng bột nổi để hấp thụ dầu ăn, mỡ
Sử dụng bột nổi để hấp thụ dầu ăn, mỡ

Dùng đá lạnh

Bạn có thể thêm vài viên đá vào món ăn và khuấy đều để chất béo có thể bám vào bề mặt của đá. Tiếp theo, hãy nhanh chóng vớt đá ra khỏi nồi để tạo ra một nồi canh có hương vị ngọt thanh và giảm lượng chất béo. Việc này giúp làm giảm mỡ thừa một cách tự nhiên và vẫn giữ được độ ngon và dinh dưỡng của món canh.

Sử dụng đá lạnh
Sử dụng đá lạnh

Dùng màng bọc thực phẩm 

Để giảm chất béo trong món súp, bạn có thể sử dụng màng bọc thực phẩm. Đầu tiên, hãy vo màng bọc lại và thả nó lên mặt nồi súp. Tiếp theo, nhẹ nhàng đảo lớp bọc để chất béo có thể bám vào bề mặt của nó. Sau đó vớt ngay lớp bọc ra khỏi nồi.

Màng bọc thực phẩm
Màng bọc thực phẩm 

Kỹ thuật này giúp giảm bớt lượng chất béo từ món súp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn nên chọn một loại màng bọc thực phẩm có nhãn hiệu uy tín để đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm.

Dùng tủ lạnh

Khi bạn muốn loại bỏ lớp mỡ đóng váng trên món ăn đã nguội hoàn toàn, hãy đặt nó vào tủ lạnh. Chờ sau vài tiếng, khi mỡ đã đóng vàng trên bề mặt, hãy mang món ăn ra khỏi tủ lạnh. Lúc này, bạn có thể dễ dàng vớt bỏ lớp mỡ đóng váng đi, giúp làm giảm lượng mỡ thừa một cách đáng kể. 

Xử lý món ăn quá ngọt

Sử dụng giấm táo, rượu vang hoặc nước cốt chanh

Một trong những mẹo hay để giảm độ ngọt trong món ăn là tăng độ vị chua. Sử dụng các thực phẩm hoặc gia vị có hương vị chua sẽ giúp điều chỉnh độ ngọt, tạo ra một cân bằng hương vị hài hòa. Các nguyên liệu phổ biến cho phương pháp này có thể bao gồm giấm táo, rượu vang hoặc nước cốt chanh. Với vị chua nhẹ, không chỉ giúp giảm ngọt mà còn làm cho món ăn trở nên ngọt thanh và dễ chịu hơn. 

Giấm táo
Giấm táo

Sử dụng muối

Muối cũng là một gia vị thường dùng để điều chỉnh độ ngọt trong món ăn. Như giấm táo, rượu vang và nước cốt chanh, muối không chỉ giúp làm dịu vị ngọt mà còn mang lại sự cân bằng hương vị. Tuy nhiên, khi sử dụng muối chúng ta cần thực hiện việc nêm nếm một cách tỉ mỉ để điều chỉnh lại hương vị của món ăn. Trong một số trường hợp, khi thêm muối thì chúng ta cũng nên bổ sung nước để đảm bảo rằng vị của món ăn được ngon hơn. 

Nêm thêm muối
Nêm thêm muối

Xử lý món ăn quá cay

Thêm vị ngọt

Khi món ăn của bạn quá cay, một giải pháp hiệu quả là thêm một muỗng cà phê đường hoặc mật ong để làm trung hòa vị cay giúp món ăn giảm vị cay hơn. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải cân nhắc từng chút một khi thêm ngọt, vì nếu cho quá nhiều sẽ làm cho món ăn của bạn trở nên quá ngọt. 

Sử dụng thêm đường
Sử dụng thêm đường

Thêm rau củ

Trong rau xanh, chúng ta có thể tìm thấy một lượng chất xơ cao và đồng thời một lượng đường đáng kể giúp làm giảm vị cay trong các món ăn. Do đó, khi món ăn của bạn trở nên quá cay, hãy thêm vào đó những loại củ như cà rốt, khoai tây hoặc đậu cô ve cắt nhỏ. Những loại củ này sẽ đóng vai trò trong việc hấp thụ và giảm bớt độ cay và làm cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn. 

Sử dụng thêm rau củ
Sử dụng thêm rau củ

Thêm nước dùng

Đây là phương pháp đơn giản nhất để giảm độ cay trong các món nước. Bạn chỉ cần thêm một ít nước lọc hoặc nước dùng vào món ăn, sau đó đun sôi. Như vậy sẽ giúp giảm độ cay và làm cho hương vị của món nước trở nên nhẹ nhàng và dễ chịu hơn.

Thêm nước dùng
Thêm nước dùng

Thêm bơ/ sữa

Nếu món ăn bị cay chứa nguyên liệu như bơ hoặc sữa, bạn có thể thêm một lượng nhỏ bơ, sữa chua hoặc sữa tươi để làm dịu vị cay của món ăn. Thêm những thành phần này không chỉ giúp giảm độ cay một cách hiệu quả mà còn tạo thêm lớp kem béo và mềm mại cho món ăn.

Sử dụng bơ/ sữa
Sử dụng bơ/ sữa

Xử lý món ăn bị cháy

Sử dụng khăn ướt đậy lên nồi chảo

Khi thức ăn đang bị cháy khét, nhiều người thường quen thuộc với việc tắt bếp và mở cửa sổ để giảm khói. Tuy nhiên, phương pháp này không giải quyết triệt để vấn đề mùi khét. Chúng ta nên tắt bếp, bắc nồi ra khỏi bếp (vẫn giữ nắp đậy),sau đó sử dụng khăn thấm ẩm để che phủ nắp nồi hoặc chảo cho đến khi thức ăn nguội hoàn toàn. Phương pháp này giúp mùi khét được hút ra khỏi thức ăn một cách hiệu quả, tạo ra một môi trường ẩm thực tốt hơn và giảm thiểu mùi khó chịu.

Rửa sạch, thấm khô bằng giấy và chế biến lại

Một số loại thực phẩm như cá, thịt,... khi bị cháy bạn không nên cắt bỏ phần cháy mà dùng nước rửa sạch những mảng cháy và chế biến lại. Sau khi đã rửa sạch, bạn hãy sử dụng khăn giấy để thấm khô nước trên bề mặt trước khi bắt đầu quá trình chế biến lại. Khi nấu lại, không cần phải thêm quá nhiều gia vị bởi vì nguyên liệu đã hấp thụ đủ gia vị từ lần nấu trước đó.

Rửa sạch và thấm khô đồ ăn bị cháy
Rửa sạch và thấm khô đồ ăn bị cháy

Cho thêm gia vị và nước sốt

Để loại bỏ mùi khét và nâng cao hương vị đậm đà của món ăn sau khi xử lý vùng bị cháy, bạn có thể điều chỉnh gia vị lại, đặc biệt là những loại gia vị mạnh như tiêu, ớt,...

Đối với các món chiên hoặc nướng sau khi xử lý vùng bị cháy, bạn có thể thêm một chút nước sốt phù hợp để tăng cường hương vị.

Nêm thêm gia vị
Nêm thêm gia vị

Trong trường hợp các món canh, súp được nấu lại, bạn có thể bổ sung thêm thịt xông khói để làm giảm mùi cháy khét và làm cho nước súp trở nên thêm ngon hơn.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5