Skip to content

VPCS là gì?

Admin 08.12.2020174 lượt xem
Bạn là người bán hàng trên các trang web hay mạng xã hội, đột nhiên tài khoản của bạn bị khoá và bạn không thể tiếp tục công việc. Có thể sản phẩm hay nội dung đăng tải của bạn liên quan đến VPCS mà bản thân mình không biết, vậy VPCS là gì? Bangtra sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về vấn đề này.

VPCS là thuật ngữ để viết tắt chỉ những sản phẩm chứa nội dung hoặc hình ảnh vi phạm chính sách quảng cáo hay các mặt hàng bị cấm quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội như Facebook và website. Có thể ghi tắt là VPCS trên google và VPCS trên Facebook

Hiểu những chính sách quảng cáo trên Facebook giúp bạn hạn chế VPCS

VPCS trên Facebook điển hình có thể kể đến là: Hàng fake, thuốc giảm cân; cho vay tài chính, cầm đồ, đông y, bitcoin, forex…

Những từ khoá bị cấm trên facebook như: những từ ngữ tục tĩu, bộ phận cơ thể người, liên quan đến tiền tệ, tài chính, chủng tộc, hình ảnh nhạy cảm. Ngoài những thông tin trên, nếu trường hợp Facebook phát hiện tài khoản nhiều lần vi phạm VPCS cũng sẽ khoá tài khoản. 

Chính sách nội dung

  • Quảng cáo trên Facebook không được chứa nội dung khẳng định hoặc ám chỉ các đặc điểm cá nhân như tôn giáo, chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính, người tàn tật…
  • Nội dung liên quan đến phân biệt đối xử như không được dùng từ “khác” trong quảng cáo.
  • Nội dung liên quan đến cam kết, không trung thực, khẳng định sản phẩm của mình, đảm bảo…
  • Nội dung bài quảng cáo không được nhắc tên các thương hiệu có bản quyền
  • Khi chạy quảng cáo, những thương hiệu liên quan đến Facebook như instagram, Messenger cần phải viết hoa chữ cái đầu tiên.
  • Nội dung liên quan đến việc làm, nhà ở tài,chính chú ý không được loại trừ đối tượng nào trong quảng cáo và không thể hiện những dấu hiệu ưu ái với tầng lớp nào.
  • Những nội dung mà người đăng tải lên sử dụng những từ ngữ khiêu dâm, mang tính bạo lực sẽ dễ dàng bị Facebook phát hiện ra và ngăn không cho quảng cáo.

Chính sách về hình ảnh

  • Facebook đưa ra quy định hình ảnh được dùng để quảng cáo không được chiếm quá 20% và nếu người dùng không cần thiết chèn chữ cũng đừng nên chèn, chữ trên hình ảnh có thể làm tăng chi phí quảng cáo.
  • Hình ảnh quảng cáo không trung thực như trước và sau khi sử dụng sản phẩm sẽ dễ dàng dính VPCS.
  • Những hình ảnh mang tính chất khiêu dâm như để lộ da thịt trên cơ thể, vì vậy các nhãn hàng như đồ lót, đồ bơi sẽ dễ dàng bị VPCS nên cần hết sức thận trọng.
  • Hình ảnh trên quảng cáo là hình từ việc chụp lại màn hình, để hạn chế tối đa những rủi ro và luồn lách, Facebook cấm không cho chạy quảng cáo bằng hình ảnh này. Tất nhiên, nhiều người bán hàng có thể dùng hình ảnh chụp lại màn hình về nội dung feedback của khách hàng nhưng vẫn bị facebook khoá dù nội dung tích cực.
  • Những hình ảnh liên quan đến bản quyền như các nhãn hàng, nếu không có giấy chứng nhận thì cũng sẽ bị khóa, không cho chạy quảng cáo để tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái của những thương hiệu lớn.

Hiểu chính sách quảng cáo trên google để tránh trường hợp VPCS

VPCS trên google có thể kể đến như: hàng giả, các dịch vụ hoặc sản phẩm nguy hiểm, nội dung xúc phạm, không trung thực, nội dung người lớn, thức uống có cồn, đánh bạc và các trò chơi liên quan đánh bạc, chăm sóc sức khỏe và thuốc, cho vay tài chính, nội dung chính trị, 

Ngoài những nội dung về nội dung và hình ảnh tương tự như Facebook kể trên, Google còn có thể một vài đặc điểm người dùng cần lưu ý để chạy quảng cáo.

  • Quảng cáo về những dạng thức uống chứa cồn như bia, rượu sẽ rất dễ bị VPCS như nội dung liên quan đến ích lợi khi sử dụng chúng hoặc sử dụng khi đang vận hàng xe cộ, máy móc.
  • Quảng cáo với nội dung liên quan cờ bạc, đánh bạc online, thông tin cờ bạc trực tuyến để có tiền và giải thưởng và nhắm đến vị thành niên cũng sẽ bị VPCS.
  • Các vấn đề như thuốc và chăm sóc sức khoẻ cũng sẽ bị hạn chế.

Để đối phó với trình trạng VPCS, nhiều người thường sử dụng những phương pháp như:

  • Sử dụng những từ ngữ đồng nghĩa hay trái nghĩa, việc dùng từ ngữ tránh các từ liên quan đến vi phạm chính sách quảng cáo, ví dụ thay vì dùng từ “hàng fake”, họ có thể thay thế thành: “hàng like auth 99%”…
  • Sử dụng video quảng cáo VPCS, thay vì dùng từ ngữ, robot có thể quét và nhận biết được nội dung cấm, người bán sẽ đầu tư vào video hoặc hình thức livestream vẫn thu hút và tương tác trực tiếp với khách hàng.
  • Sử dụng web quảng cáo VPCS bằng cách tạo một web trung gian để thu hút khách hàng điền form hoặc nhấn vào link để chuyển tiếp đến website chính của người bán hàng.
  • Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, hàm ý người đọc có thể hiểu thông điệp mà người bán muốn thể hiện và tất nhiên robot không thể đọc ra.
  • Thuê các dịch vụ chạy quảng cáo VPCS, điều này sẽ mất phí.

Qua những thông tin đã cung cấp, bangtra hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về VPCS để có tránh những trường hợp không mong muốn, hiệu quả hơn trong việc chạy quảng cáo trên Facebook và google.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5