Skip to content

ATSM là gì?

Admin 21.01.202157 lượt xem
ATSM đã từng có thời gian gây bão trên mạng xã hội Facebook và không còn xa lại với giới trẻ hiện nay bởi ngoài việc nhìn thấy từ viết tắt ATSM tại các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội thì từ này cũng được sáng tạo thành nhiều icon, Sticker trên Zalo, facebook, instagram, các diễn đàn … được giới trẻ sử dụng phổ biến. Những ai mới nghe lần đầu hoặc nhìn thấy từ này một vài lần chắc hẳn không biết ATSM có nghĩa là gì? Vậy bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về những vấn đề liên quan đến từ viết tắt ATSM.

ATSM là gì?

ATSM = Ảo Tưởng Sức Mạnh, là từ viết tắt từ những chữ cái đầu của cụm từ “Ảo Tưởng Sức Mạnh”.

Vậy, Ảo tưởng sức mạnh có nghĩa là gì?

Ảo tưởng sức mạnh được sử dụng để chỉ những người tự tin về bản thân mình đến mức tự cao và ảo tưởng, thường cho rằng mình có thể làm được những việc ngoài khả năng của người khác.

ATSM tương tự như việc hoang tưởng, luôn nghĩ mình là trung tâm tất cả, hoặc có thể làm được những việc mà thực tế họ không thể làm được. Rất nhiều bạn trẻ ngày nay không thể phân biệt được rõ ràng về tự tin và tự cao dẫn đến việc “ Ảo tưởng sức mạnh”.

Trong cuộc sống thường ngày, ai cũng có quyền được tự nhận định về khả năng của bản thân. Tất cả mọi người cần nhận thức được điểm yếu và điểm mạnh của mình để có thể đưa ra những lựa chọn, quyết định đúng đắn về công việc và học tập. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người trẻ không có sự nhận thức chuẩn xác về khả năng của mình, quá kỳ vọng và tự tin vào năng lực của mình dẫn đến việc sinh ra ATSM.

Đặc điểm nhận dạng của người ATSM đó là nói giỏi hơn làm. Họ có thể đăng trên mạng những Status thể hiện những mục tiêu to lớn. Tuy nhiên, sau khi đăng trạng thái xong thì họ hoàn toàn không làm bất cứ một việc gì để hoàn thành mục tiêu đó hoặc làm hời hợt và không đủ khả năng thực hiện mục tiêu. Có một vài cụm từ khác cũng phê phán những người ATSM như “ sống ảo” , “ Anh hùng bàn phím”…

Những người mắc bệnh ATSM thường không nhận được sự quý mến của những người xung quanh. Ngoài ra, chúng ta có thể bắt gặp những cuộc trò chuyện trên mạng xã hội thường xuyên sử dụng từ ATSM. Vậy, trường hợp này nó có giống như ý nghĩa ban đầu là phê phán một ai đó hay không? Câu trả lời là hoàn toàn không, thường thì đây chỉ là một cách trêu đùa giữa những người bạn với nhau, làm trò vui để gây cười bằng cách “ nổ” về khả năng của mình. Trong trường hợp này thì từ ATSM chỉ mang nghĩa hài hước mà thôi.

ATSM trong đời sống thực tế:

Không nói đến những cuộc trò chuyện hài hước trên mạng xã hội và trở lại đời sống thực tế, ta bắt gặp không ít những người bị ATSM trong cuộc sống hằng ngày. Phần lớn những người mắc bệnh ATSM là sinh viên, học sinh, những bạn trẻ tự cho rằng mình có đủ năng lực làm mọi việc, tất cả những công việc đều là chuyện nhỏ, họ đều có thể làm được chẳng qua là không làm mà thôi.

Vì vậy, những người ATSM không chịu cố gắng, nỗ lực làm việc, học tập, tiếp thu kiến thức, hoàn thiện bản thân mà mãi chìm đắm trong mộng tưởng do chính mình tạo ra. Nhiều bạn sinh viên mới ra trường cho rằng chỉ cần có tấm bằng đại học sẽ “ không thiếu” những công ty mời về làm việc với đãi ngộ tốt, lương cao. Chỉ khi đến lúc làm việc thực tế họ mới vỡ mộng mà chịu bỏ đi việc ATSM để bắt đầu học tập và làm việc nghiêm túc.

Nguyên nhân của ATSM:

Tất cả mọi người hầu như đều có một khả năng nhất định và điều này chính là nét riêng của bản thân họ. Có người rất khỏe, có người có khả năng tập trung cao, có người có tài lẻ…tuy vậy khả năng nhìn nhận lại sự việc của họ chưa tốt hoặc họ kém nhiệt huyết và họ lại không nghĩ thế. Hầu hết mọi người đều cho rằng mình có thể không giỏi nhất nhưng chắc chắn giỏi hơn rất nhiều người, hội chứng này được khoa học gọi tên là “ Ảo giác ưu thế” hay ATSM vậy nguyên nhân cụ thể do đâu?

Tâm niệm bản thân mình luôn tài năng: các cuộc khảo sát thực tế của các nhà khoa học cho thấy con người không nghĩ mình là “ đỉnh nhất: nhưng luôn có xu hướng cho rằng bản thân mình thuộc “ top” cao. Việc cho rằng mình thuộc “top” trong tất cả các lĩnh vực khiến họ cảm thấy tự huyễn hoặc về bản thân mình khác biệt và tài năng.

Con người có hoặc là ảo tưởng mình có một trái tim thuần khiết: một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, con người thường nghĩ những việc mình làm đều xuất phát từ bản thân.Ví dụ: khi họ đọc sách họ cho rằng mình ham học hỏi hoặc họ làm việc hăng say vì sự đam mê công việc.

Điều này có thể đúng, tuy nhiên bên cạnh đó người ta cũng thường hạ thấp mục tiêu và động lực của mọi người xung quanh. Họ cho rằng những người khác làm việc vì tiền lương, đọc sách theo thị hiếu, có làm tốt công việc nào đó cũng nhờ có sự giúp đỡ. Vì thế, họ luôn cho rằng mình đặc biệt và tài giỏi hơn người khác.

Bản năng: Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự ảo tưởng của người khác nhưng với bản thân mình thì luôn chối bỏ. Con người có xu hướng không thừa nhận mình xấu tính, lười nhác, vô tâm hoặc ít ra họ không phải là người xấu nhất, vô tâm nhất. Thậm chí còn có người luôn cho rằng họ đúng và người khác luôn sai.

Từ những lý do trên hình thành nên căn bệnh ATSM mà giới trẻ hay nhắc đến hiện nay.

ATSM không hẳn là xấu, tuy nhiên không nên tự tin thái quá và đánh giá bản thân cao quá mức có thể dẫn đến những thất bại sau này. Nếu bạn đang thuộc hội ATSM thì nên nhanh chóng nhìn nhận và rời hội càng sớm càng tốt nhé!

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5