Skip to content

IQ là gì?

Admin 19.01.202130 lượt xem
Chúng ta thường bắt gặp trên các phương tiện truyền thông người ta nhắc đến chỉ số IQ, mối liên hệ giữa chỉ số sự thông minh và trí não. Tuy nhiên, thông minh là một khái niệm khá phức tạp khó có thể đo lường chính xác được.

Thực tế, những bài trắc nghiệm về chỉ số IQ chỉ có tác dụng kiểm tra được óc phân tích, khả năng tư duy logic của mỗi người mà không thể đánh giá chính xác và đầy đủ về độ thông minh của một người. Vì vậy, chúng được đưa ra nhằm xác định khả năng đặc biệt hoặc nhóm yếu tố khác như khả năng khấu ngư, ước tính không gian hoặc lặp luận toán học và IQ cao không hẳn là người thông minh và ngược lại.

IQ là gì?

IQ là chữ viết tắt của cụm từ tiếng anh : Intelligence Quotient” tạm dịch ra tiếng Việt là “chỉ số trí tuệ”

IQ được xác định bằng cách lấy tuổi trí tuệ dựa trên kết quả của mộ bài test IQ chia cho tuổi đời và nhân cho 100. Chỉ số IQ nói lên năng lực trí tuệ của người đó. IQ trung bình là 100, IQ thường được người ta biết đến như là “ động cơ tinh thần” của bộ não. Nói một cách dễ hiểu thì IQ càng cao thì não càng nhanh nhạy và càng làm được nhiều thứ hơn.

Chỉ số IQ là một tính trạng số lượng được sử dụng nhằm định giá trị thông minh của một người. Những ai có chỉ số IQ cao thường có khả năng thao tác, phân tích, xử lý thông tin nhanh và chuyên sâu hơn những người bình thường.

Đo chỉ số IQ bằng cách nào?

Để đo được chỉ số IQ của một người, những chuyên gia tâm lý đã thiết kế ra một bài kiểm tra được gọi là “ bài test IQ” nhằm kiểm tra được khả năng suy luận logic của mỗi người.

Xác định chỉ số IQ giúp chẩn đoán và chữa trị được những căn bệnh liên quan và gây ra những hạn chế về khả năng học tập, tuyển chọn nhân viên hoặc xác định trình độ học vấn của một người. Tuy nhiên, bài test IQ không có tính chất kiểm tra toàn diện, vì vậy không nên hoàn toàn dựa vào những con số về IQ để đánh giá khả năng của một ai đó.

Chỉ số IQ trong suốt cuộc đời mỗi người rất ít có khả năng biến đổi và không phải luôn có xu hướng tăng lên. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, chỉ số IQ ổn định nhất vào độ tuổi từ 16 trở lên và có thể tăng chậm cho đến khi 30 tuổi và giảm dần sau đó. Chính vì vậy, có thể kết luận chỉ số IQ cao nhất của một con người nằm vào khoảng tuổi từ 22 đến 30 tuổi.

Con người có thể cố gắng học hỏi để gia tăng IQ và với người trưởng thành khi chỉ số IQ đã ổn định thì việc tập luyện bộ não có thể giúp gia tăng chỉ số IQ nhưng không nhiều.

IQ có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người?

Sự liên hệ giữa chỉ số IQ và con người gắn với thực tế đã được kiểm chứng và đưa ra những số liệu cụ thể:

Lấy thước đo chuẩn là 1 thì:

  • IQ và học vấn có độ liên quan: 0.5
  • IQ tác động lên hiệu suất công việc là: 0,54
  • IQ liên quan đến học tập là: 0,55

Vì vậy một người có IQ cao thì chưa hẳn đã học tập và làm việc siêu giỏi.

  • IQ và điều kiện kinh tế của bố mẹ là 0,33: như vậy điều kiện sống có ảnh hưởng đến chỉ số IQ của con người.
  • IQ có mối liên quan đến tình cảm vợ chồng là 0,4: như vậy nếu vợ và chồng có hiểu biết tương đương nhau sẽ dễ sống hòa hợp với nhau.
  • Theo định luật trung bình trong di truyền học cho rằng những bậc cha mẹ có chỉ số IQ cao khi sinh ra con sẽ bình thường và những bậc cha mẹ có chỉ số IQ bình thường lại có xu hướng sinh con thông minh.
  • Một nghịch lý nữa là người có IQ cao thường có trí nhớ kém, ngược lại người iQ thấp lại nhớ lâu, đây là đáp án cho thắc mắc về sự đãng trí của các nhà bác học.
  • Các nước châu Á có IQ cao là 105, xếp thứ hai là các nước châu Âu có IQ trung bình là 100, các nước Nam Á , Bắc Phi, nhiều nước Mỹ Latinh có mức IQ trung bình là 85. Châu Phi và các nước thuộc vùng biển Caribe có chỉ số IQ dưới 70 thấp hơn các nơi khác.

Chỉ số IQ không có vai trò quyết định đến thành công hay thất bại của một con người.

Van Gemert cho hay, chỉ số IQ cao hay thấp không phải là yếu tố dùng để đánh giá sự thành công hoặc thất bại của một người trong tương lai.

Biết cách rèn luyện những thói quen tốt, sự kiên trì, nỗ lực làm việc, thái độ nghiêm túc trong công việc sẽ quan trọng hơn việc có trí thông minh bẩm sinh.

Thực tế đã cho thấy, các học sinh và sinh viên có chỉ số IQ cao không thể đạt được thành công bởi họ không có sự nỗ lực, thiếu sự sáng tạo và không có khả năng làm việc đội nhóm để hoàn thành tốt công việc. Những người có chỉ số thông minh cao rất dễ bị căng thẳng trong công việc, họ rất dễ bị đẩy trách nhiệm, làm nhiều công việc hơn. Tuy nhiên khi biết sử dụng điều đó làm động lực để rèn luyện và phát triển sẽ giúp họ tiến bộ nhanh chóng và đạt được mục tiêu bản thân.

Bài viết này đã làm rõ về khái niệm IQ là gì và đề cập đến những vấn đề xung quanh chỉ số IQ. Hi vọng bạn đọc hiểu rõ bản chất của IQ và biết cách rèn luyện, phát huy tốt để không lãng phí tài năng vốn có và thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5