Skip to content

CV là gì?

Admin 12.12.202018 lượt xem
Có thể nói CV là “bộ mặt” của người ứng tuyển, là yêu cầu tối thiểu của nhà tuyển dụng khi muốn xét tuyển một người vào vị trí nào đó. Vậy CV là gì mà lại quan trọng đến vậy, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài bài viết này nhé.

CV là viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Curriculum Vitae. CV trong tiếng Việt được hiểu là sơ yếu lý lịch, tuy nhiên, về bản chất CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc cũng như các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển chứ không phải là một bản liệt kê dài dòng về lí lịch. CV có thể để lại ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng về ứng viên mà họ đang xem xét. 

Vai trò của CV trong xin việc

  • CV là phương tiện để thể hiện bản thân, bạn có thể thắng đối thủ và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. CV là một hồ sơ mà bạn có thể trình bày tất cả những điều về bản thân và thiết kế chúng theo ý tưởng của mình. Một bản CV đẹp mắt được chuẩn bị kĩ lưỡng, chỉnh chu kết hợp nội dung bản nhiều năm kinh nghiệm, kĩ năng, học vấn tốt rất dễ tạo thiện cảm và ghi điểm trong mắt người xem.
  • CV là cầu nối giữa người xin việc và nhà tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ không biết bạn là ai cho đến khi đọc bản CV của bạn trong hàng trăm người ứng tuyển. Họ có thể chưa gặp bạn, nhưng sẽ gọi bạn đến phỏng vấn. Có thể bạn sẽ không trúng tuyển vào vị trí ứng tuyển nhưng một bản CV tốt có thể bạn sẽ được tuyển vào một vị trí khác phù hợp hơn.
  • Đối với nhà tuyển dụng, CV đóng vai trò rất quan trọng để họ đánh giá và xem xét từng ứng viên thông qua thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc…đó là cơ sở chính để loại những ứng viên không phù hợp trước khi phỏng vấn tránh mất thời gian và nguồn nhân lực.

Nội dung trong một bản CV

  • Thông tin cá nhân: bao gồm họ tên, ngày/tháng/năm sinh, số điện thoại và email liên lạc, địa chỉ cư trú.
  • Trình độ học vấn: là trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên và các khóa học chuyên môn, nghiệp vụ ở các trung tâm, chứng chỉ đạt được liên quan tới vị trí ứng tuyển.
  • Kinh nghiệm làm việc: bao gồm những công việc trong cùng ngành nghề hoặc có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Trường hợp là sinh viên có thể liệt kê các câu lạc bộ, đoàn hội tham gia và học được những kỹ năng cần thiết cho công việc ứng tuyển.
  • Kỹ năng: bao gồm các kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình, sale hoặc kỹ năng liên quan đặc thù của công việc, kĩ năng tin học văn phòng…
  • Mục tiêu nghề nghiệp: mục này được trình bày những dự định,mục đích,  thành tựu bản thân muốn đạt được trong mốc thời gian cụ thể. Có thể trình bày ngắn gọn mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy mình là người có chí tiến thủ và biết lập kế hoạch rõ ràng
  • Chứng chỉ và giải thưởng: phần này không bắt buộc, nhưng nếu có sẽ tạo được ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng. VD chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, giải thưởng của các cuộc thi chuyên môn.

Những lỗi thường gặp khi viết CV mà ứng viên nên tránh

  • Dài dòng, lan man, không tập trung làm cho CV quá dài nhưng không có nội dung cụ thể. Mục tiêu công việc chung chung, được sao chép trên các trang web có sẵn.
  • Cung cấp địa chỉ email không chuyên nghiệp và thiếu sự nghiêm túc.
  • Sai chính tả, hẳn nhà tuyển dụng sẽ không mấy ấn tượng với 1 bản CV có nhiều năm kinh nghiệm nhưng lại sai nhiều lỗi chính tả.
  • Không nhất quán về nội dung, hình thức, bị cắt đoạn.
  • Sử dụng từ lóng, những từ không phù hợp.
  • Đánh số thứ tự hoặc chữ cái trước mỗi mục trình bày.
  • Đối với những công việc mang tính chất đặc thù, CV không nên quá sáng tạo, bay bổng làm cho  nhà tuyển dụng không có cảm giác tin tưởng.
  • Ảnh trên bản CV đã quá lâu, không thể hiện sự nghiêm túc, trang trọng khi chụp đối với những ngành nghề không liên quan đến nghệ thuật thì ảnh thẻ trên bản CV không nghiêm túc sẽ làm cho nhà tuyển dụng không mấy thiện cảm.

Qua những thông tin trên, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những hiểu biết cơ bản về một bản CV đẹp và ấn tượng với nhà tuyển dụng. Trong quá trình phỏng vấn, ngoài CV ra, người ứng tuyển nên chuẩn bị tinh thần thoải mái, phong thái tự tin khi tham gia phỏng vấn, rèn luyện các kĩ năng và trau dồi kiến thức liên quan đến công việc, công ty và vị trí ứng tuyển. Chúc các bạn có một buổi phỏng vấn tốt đẹp nhất.

Đánh giá bài viết
1 bầu chọn /trung bình: 5